Thử Thách Croissant

IMG_2406a

Với mình cho đến bây giờ, Croissant vẫn đánh bật các loại bánh Cake, Bread… Sau này dù có được ăn nhiều loại bánh khác, Croissant vẫn luôn rất đặc biệt đối với mình: từ hình dạng bên ngoài đến cấu trúc bên trong, từ quá trình làm rất công phu đến cảm giác sướng ngất ngây khi thưởng thức (nhất là khi bạn ăn những chiếc Croissant bạn tự tay làm).

Đầu tháng 6 vừa rồi mình đã làm mẻ bánh Croissant đầu tiên. Mình tốn cả ngày trời (riêng thời gian ủ bột đã là 14 tiếng). Bánh ăn rất đã (vì tốn khá nhiều thời gian và công sức nên khi ăn thấy rất đã chứ không phải là ngon nữa). Là bánh lạt nhưng lại không hề nhạt nhẽo. Bột mì, bơ, sữa, 1 ít đường và muối tạo nên mùi vị tròn đầy nhưng không quá béo và ngán. Bên cạnh đó, lớp vỏ giòn rụm khiến người ăn cảm thấy thích thú hơn.

Tuy nhiên, bánh vẫn chưa được như ý muốn. Các lớp bánh chưa được mỏng, đều và đẹp vì khi cán bột, mình làm rách bột áo và cán chưa đều tay, thêm phần bơ mau chảy do thời tiết nóng. Ngoài ra, bánh không được nở như ý muốn vì mình dùng men khô gần như quá hạn, hoạt động không còn tốt. Và phần đáy bánh hơi cháy do mình chưa canh chỉnh được nhiệt độ lò.

Dù chưa hoàn thành thử thách mang tên Croissant, mình vẫn muốn viết bài blog này để lưu giữ 1 điều gì đó đáng nhớ trong hành trình tự học làm bánh của mình.

IMG_2390b

Trong lần thử đầu tiên, mình dùng công thức từ sách Professional Baking như sau:

Khâu trộn bột:

400 g Bột mì chuyên làm Bread (Bột mì số)

8 g Muối

15 g Đường

15 g Fresh yeast / 7.5 g Active dry yeast / 5.25 g Instant dry yeast

225 g Sữa tươi

40 g Bơ lạt, nhiệt độ phòng

Khâu cán bột: (tạo nên cấu trúc nhiều lớp đặc trưng của Croissant)

225 g Bơ

Công thức trong sách sử dụng men tươi nhưng mình lại không có men tươi nên thay thế bằng men khô, loại cần phải được kích hoạt bằng nước ấm trước khi sử dụng. Mình cũng dựa vào cách thay thế mà sách hướng dẫn là chia đôi khối lượng men tươi để được khối lượng men khô cần dùng:

Khối lượng Men khô (loại phải được kích hoạt) = Khối lượng Men tươi x 0.5

Nếu bạn sử dụng men khô loại sử dụng được ngay thì áp dụng công thức thay thế sau:

Khối lượng Men khô (loại sử dụng được ngay) = Khối lượng Men tươi x 0.35

IMG_2392a

Vì lần này là lần đầu tiên làm Croissant, chưa được như ý muốn nên mình sẽ không trình bày chi tiết các bước thực hiện và những kỹ thuật quan trọng, chỉ tóm tắt như sau:

1 – Kích hoạt men khô: khuấy men khô với 1 ít đường và 1 ít nước ấm (khoảng 40°C), để cho đến khi thấy bề mặt sủi bọt (khoảng men đã được kích hoạt và bắt đầu hoạt động).

2 – Sàng bột mì rồi trộn đều với muối, đường và bơ.

3 – Cho phần men đã được kích hoạt và sữa tươi vào hỗn hợp bột – bơ – muối – đường, trộn và nhào, tránh nhào quá kỹ.

4 – Vo tròn khối bột, nhấn xuống, để vào 1 đĩa rộng, sâu đã được rắc bột, dùng khăn sạch đậy lại và đem vào tủ lạnh, ủ qua đêm (ít nhất là 6 tiếng).

5 – Cán phần bơ còn lại thành 1 miếng dẹp hình chữ nhật, để ngăn đá.

6 – Để miếng bơ vào giữa khối bột và gấp lại như hình bao thư, sau đó cán miếng bột thành 1 hình chữ nhật đứng, gấp 3 và đem ủ trong tủ lạnh 30 phút.

7 – Xoay miếng bột thành hình chữ nhật đứng, cán dài ra, gấp 3 và đem ủ trong tủ lạnh 30 phút.

Lập lại bước này thêm 2 lần nữa (để có được tổng cộng là 3 lần gấp). Đến lần cuối cùng, đem ủ bột qua đêm (ít nhất là 6 tiếng) trong tủ lạnh, thay vì ủ trong 30 phút như 2 lần gấp trước.

8 – Cán miếng bột thành 1 hình chữ nhật thẳng đứng, chia miếng bột thành những miếng tam giác rồi tạo hình sừng bò, để sang 1 bên.

9 – Đánh 1 lòng đỏ trứng gà với 1 ít sữa tươi rồi phết đều lên bánh.

10 – Nướng ở nhiệt độ 200°C trong khoảng 25-30 phút, khi bề mặt bánh có màu vàng nâu.

Các bước thực hiện được mình tham khảo hoàn toàn từ Laura Vitale (trừ bước kích hoạt men khô được tham khảo từ Professional Baking). Bên cạnh đó, mình cũng học được những mẹo, kỹ thuật làm rất hay từ đây, lần tới mình sẽ nói rõ hơn. Bạn có thể click vào đường link trên để xem video và hướng dẫn chi tiết. Sau khi làm lại lần nữa với công thức của Professional Baking, mình sẽ thử công thức từ Laura Vitale.

IMG_2399b

Làm Croissant không quá khó, tuy nhiên lại đòi hỏi bạn phải bỏ ra khá nhiều thời gian và công sức cho nó. Để làm Croissant, bạn nên dành ra 1 ngày cuối tuần thật rảnh rỗi và thong thả. Với một đứa a ma tơ mới tập tành làm thử như mình, trong ngày làm mẻ bánh đầu tiên, tâm trí mình gần như bị độc chiếm bởi những chiếc bánh sừng bò. Chỉ những chiếc bánh sừng bò mà thôi! Mình không phóng đại khi nói như vậy. Trong 5 lần ủ bột – khoảng 14 tiếng, mình không thể tập trung vào những chuyện khác. Vừa bắt tay vào làm việc khác được 1 chút là đã ngứa ngáy không yên, nóng lòng mong cho thời gian ủ bột qua nhanh để có thể tiếp tục cho đến khi cầm được chiếc bánh sừng bò nóng hổi và cắn 1 miếng nghe giòn tan. Và nhất là để ngắm nghía những lớp bánh ảo diệu bên trong. Rồi tưởng tượng mình biến thành người siêu tí hon, chui vào trong những lớp bánh đó, vừa đi khám phá vừa vẹo bánh ăn, ăn bất tận!

IMG_2420a

Lần tới mình sẽ khắc phục những lỗi lần này để có 1 mẻ bánh như ý muốn. Với mình, làm được những chiếc bánh sừng bò đúng điệu là 1 điều gì đó rất đặc biệt trong hành trình tự học làm bánh của mình. Và được ngắm nghía những lớp bánh mỏng, đều, đẹp của Croissant là 1 điều hạnh phúc!

IMG_2389c

Mango Tea Jelly

IMG_2527a

Trong những buổi trưa hè, người ta hay thèm 1 dĩa trái cây nhiệt đới mát lạnh, hay 1 ly thạch các loại, hay chỉ đơn giản là 1 ca trà đá để tu ừng ực!

Nhân dịp có 2 em xoài cát Hòa Lộc mũm mĩm nằm trên bàn và gói trà xanh khô không ai dùng trong tủ bếp, mình nổi hứng làm thử món Thạch Trà Xoài.

Sau đây là công thức và cách làm, rất dễ, nhanh, và tiện!

Công thức:

1.5 l Trà xanh, đậm – loãng tùy thích (hãm lá trà khô bằng nước sôi)

10 g Bột Jelly (loại thạch dai để làm rau câu dừa, không phải bột Agar)

140 – 150 g Đường, ngọt tùy thích

1-2 trái Xoài cát Hòa Lộc

IMG_2514a

Cách làm:

1 – Đun sôi nước trà xanh đã hãm.

2 – Rửa, gọt vỏ, cắt xoài tùy theo ý thích và xếp đều vào khuôn.

3 – Trộn kỹ bột Jelly và đường với nhau.

Nếu chỉ cho riêng bột Jelly vào trà đang sôi thì bột sẽ bị vón cục. Do bột Jelly rất mịn, nhuyễn, các hạt bột đứng sát nhau, khi đổ vào trà đang sôi thì nó sẽ mau chóng đông lại, tạo thành những cục lợn cợn vô duyên. Trộn đường vào bột trước là để các hạt đường xen vào giữa các hạt bột, khi đổ đường và bột vào nước trà sôi cùng 1 lúc thì sẽ không bị vón cục do bột đã được rải rộng đều.

4 – Khi trà sôi thì giảm lửa, vừa từ từ đổ hỗn hợp bột Jelly – đường vào, vừa khuấy đều, liên tục và nhẹ tay cho đến khi bột Jelly – đường đã hoàn toàn hòa tan (khoảng 5 phút).

Nếu để lửa quá lớn và trộn mạnh tay, hỗn hợp sẽ có bọt li ti, không được trong.

5 – Từ từ đổ hỗn hợp trên vào khuôn đã có xoài, tránh tạo bọt trên bề mặt.

6 – Để nguội bớt và cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Sau khoảng 2 tiếng là có thể lấy thạch ra khỏi khuôn và thưởng thức.

IMG_2510aIMG_2520a

Bạn có thể dùng loại xoài khác, miễn chín ngọt là ngon! Mình thì khoái xoài cát Hòa Lộc hơn vì nó ngọt bùi, không quá gắt.

Mình cũng thích pha trà đặc để giữ lại vị chan chát của nó, rất hợp với vị ngọt bùi của xoài.

Trong công thức này, mình pha thạch hơi loãng một chút. Khi đưa trọn miếng thạch vào miệng, cảm giác giống như bạn đang ăn một ngụm trà xoài ngọt thanh, mát rượi giữa hè!

IMG_2534a

P.S. Thật ra ban đầu, mình định hướng blog này chỉ dành để viết về các loại bánh nướng. Vậy nên hôm nay post bài này là đã đi sai kế hoạch rồi 😛 Nhưng do chụp hình lại nhìn thích mắt quá, và cũng hơn 10 ngày rồi chưa post gì, nhìn blog cũng chán nên mình quyết định post bài này, xem như lâu lâu đổi gió. Sắp tới chắc chắn sẽ phải tiếp tục với nhiều, nhiều, nhiều, bánh nướng nữa để chuyên môn hóa Happy Lairs 😛

Vanillime Cupcake

Nếu đứng trước 1 dãy đủ các loại Cupcake trong tiệm bánh, chắc chắn mình sẽ ngó lơ những chiếc bánh vani. Không phải mình ghét hương vani. Cũng không phải bánh hương vani không ngon. Mà vì mình biết mình sẽ không bao giờ có thể chê được hương vani: ngọt, ấm, hiền. Và vì quá ngọt, ấm, hiền nên ăn rất dễ ngán.

Mà khi đã ngán thì làm sao thử những loại khác được?

Kết thúc kỳ thi cuối học kỳ (và cũng là kỳ thi cuối cùng), trước mắt mình bày ra rất nhiều lựa chọn, cũng giống như đứng trước dãy bánh Cupcake xanh đỏ tím vàng. Mà thật ra thì đời bao giờ cũng bắt ta chọn lựa và đánh đổi. Quyết định của ta có thể lý tính hoặc cảm tính. Hay ta chỉ đơn giản chọn cái này vì không thể chọn cái kia. Vậy nhưng lần này, khi sự tự do lựa chọn càng lớn, việc ra quyết định lại càng khó khăn hơn. Hoàn thành 4 năm Đại học, mình đã có thể giũ bỏ những ràng buộc về thời gian, nghĩa vụ và quy củ của những năm tháng mài đũng quần ở ghế nhà trường để bắt đầu làm một người lớn không còn khái niệm học bài, thi cử… Người lớn thì hoàn toàn tự do quyết định và hoàn toàn chịu trách nhiệm với quyết định của mình, không còn được dựa dẫm, đổ lỗi hay viện cớ nữa! Mà mình thì quen với khái niệm học bài, thi cử hơn là quen với khái niệm người lớn mới chết :))

Không còn tất bật bài vở nữa, mình cảm giác thời gian trôi rất chậm. Lại thêm tiết trời tháng 6 năm nay thiếu gió, thiếu mưa, không gian như lắng lại, nhắc với mình: mày đang thở đó.

Bây giờ ngoài việc thở ra thì mình còn đang nghỉnghĩ. Nghĩ nhiều hơn.

May mắn thay, đã có thứ kéo mình ra khỏi những suy nghĩ lòng vòng: làm bánh và ăn bánh. (Cũng không hẳn là may, vì kế hoạch trút bỏ lớp mỡ tích lại sau gần 2 tháng ngồi – học – ăn – ngủ có vẻ hơi gian nan :)))

Nhưng khoan bàn đến chuyện người lớn và giảm mỡ, mình sẽ nhường sân khấu cho nhân vật chính hôm nay là Cupcake Vani – Vỏ chanh, nghệ danh: Vanillime Cupcake.

IMG_2480a

Như mình đã nói, vani quá ngọt, ấm và hiền! Đặc biệt với thời tiết oi bức như những ngày đầu tháng 6 năm nay, vani chắc chắn không có chỗ để thể hiện. Vậy nên vỏ chanh sẽ là anh hùng trong món này. Hương vỏ chanh đanh – mát kết hợp với hương vani hiền – ấm là phép bù trừ rất hay ho. Bạn đừng lo bánh bị đắng vì bạn chỉ sử dụng lớp vỏ mỏng màu xanh của quả chanh giấy, không dùng đến lớp vỏ màu trắng bên trong – là thủ phạm tạo vị nhặng của vỏ chanh. Ngoài ra, 1 ít yogurt trong công thức sẽ cùng với vỏ chanh làm thanh dịu hương vani và giúp cho bánh mềm, ẩm hơn.

Những lưu ý trong quá trình làm như sau:

1 – Bột mì phải được sàng qua rây để loại bỏ sạn, bột mịn đều.

2 – Baking soda, baking powder phải được trộn đều với bột mì. Nếu chất làm nở không được trộn đều, bánh sẽ có những lỗ hổng lớn bên trong, nở không đều và đẹp.

3 – Khi bào vỏ chanh, chỉ bào nhẹ lấy lớp vỏ mỏng màu xanh bên ngoài, tránh bào phạm vào lớp màu trắng bên trong vì phần đó rất đắng.

4 – Bơ lạt và trứng gà phải ở nhiệt độ phòng; nghĩa là trước khi bắt đầu làm, bạn cần lấy bơ và trứng ra khỏi tủ lạnh, để cho đến khi hết lạnh. Nếu bơ và trứng còn lạnh thì khi đánh với đường sẽ không được bông lên nhiều. Do bột được trộn theo phương pháp Creaming (dùng máy đánh bơ với đường cho bông lên, tiếp tục cho trứng vào đánh rồi mới trộn với bột), độ nở của bánh ngoài phụ thuộc vào bột nở còn phụ thuộc vào những túi khí li ti được tạo ra trong mẻ bột nhờ quá trình đánh bơ, đường, trứng bằng máy.

5 – Không đánh trứng với bơ, đường quá lâu vì khi đó sẽ phản tác dụng của phương pháp Creaming. Chỉ có thể tạo ra các túi khí đến 1 lượng nhất định, việc đánh thêm chỉ làm vỡ các túi khí.

6 – Khi trộn bột, chú ý trộn nhẹ tay để tránh làm vỡ những túi khí tạo ra trong quá trình đánh bơ, đường, trứng.

7 – Chỉ trộn bột đến khi đều và sau khi trộn xong cần cho vào lò nướng đã được bật trước ít nhất 10 phút để có thể giữ cho sức nở của mẻ bột được tốt nhất có thể khi cho vào lò, bánh không bị chai.

8 – Cần chú ý theo dõi bánh khi nướng được tầm 15 phút. Nếu bánh nở nhanh, bề mặt bánh căng ra, có dấu hiệu nứt thì giảm nhẹ nhiệt độ lò (khoảng 5°C). Không giảm nhiều và đột ngột để tránh bánh bị sụp (lúc này bột chưa chín hẳn nên bánh chưa đứng được, nhiệt độ giảm đột ngột làm bánh dễ dàng co lại)

Sau đây là công thức cho 6 Cupcake cỡ lớn (12 Cupcake cỡ mini):

100 g Bột mì số 3 (chuyên làm Cake)

1/2 teaspoon Baking powder

1/4 teaspoon Baking soda

40 g Bơ lạt, nhiệt độ phòng

70 g Đường

1 tí (xíu) Muối

2 trái Chanh giấy (hoặc chanh vườn) rửa sạch, bào lấy lớp vỏ mỏng màu xanh

1 trái Trứng gà, nhiệt độ phòng

2 tablespoon Dầu thực vật

2 tablespoon Yogurt Không đường (nếu dùng loại Có đường thì bớt lượng đường sử dụng từ 70 còn 65 g)

1 teaspoon Chiết xuất vanilla

Cách làm gồm 6 bước chính:

1 – Trộn kỹ bột mì (đã được sàng trước) với baking powder và baking soda, để riêng 1 bên.

2 – Dùng máy đánh sơ bơ lạt (ở nhiệt độ phòng) rồi chia đường (đã được trộn đều với muối và vỏ chanh) thành 4 phần, từ từ cho vào bơ, đánh đều cho bơ bông lên gấp đôi.

IMG_2442aIMG_2445a

3 – Chia trứng gà (ở nhiệt độ phòng) thành 3 phần, từ từ cho vào hỗn hợp trên, đánh đều.

IMG_2447a

4 – Tiếp tục cho dầu thực vật, yogurt và chiết xuất vani vào, đánh đều.

IMG_2455a

5 – Chia hỗn hợp bột mì, baking powder và baking soda thành 4 bốn phần, lần lượt đổ vào hỗn hợp trên và trộn tay đến khi bột ướt đều, tránh trộn quá kỹ và lâu. Ngay sau khi trộn xong, cho bột vào 2/3 khuôn và đem vào lò nướng (đã được bật trước ít nhất 10 phút).

IMG_2456bIMG_2457a

6 – Nướng với nhiệt độ 170°C. Khi nướng được khoảng 15 phút thì nên chú ý theo dõi quá trình nở của bánh để kịp điều chỉnh nhiệt độ. Sau khoảng 20 – 25 phút bánh sẽ chín, bề mặt se lại, hơi vàng.

Khi thưởng thức các loại bánh nướng, cái cảm giác được bẻ bánh ra và ăn khi bánh mới ra lò là đáng cuộc đời nhất! Có tăng cân cũng kệ!

Khi cắn phải miếng vỏ chanh li ti, cảm giác rất thích. Vị vỏ chanh ngòn ngọt vì đã ngấm đường. Hương vị đanh mát của nó đủ lạ và hay để bạn phải dừng nhai vài giây và cảm nhận. Bạn chưa kịp thấy khó chịu thì đã có vani ngọt ấm nhanh chóng làm bạn đổi ý.

Những lần dừng nhai để cảm nhận vị vỏ chanh, mình lại nhớ đến điều mình từng nhủ với bản thân: Gì cũng được, nhưng nhất định, không được xoàng xĩnh.

Đúng rồi.

Gì cũng được, nhưng nhất định, không được xoàng xĩnh!

IMG_2496a

Banana Bread

IMG_2289a

Chuối chín. Quế. Vani. Hãy thử tưởng tượng. Chuối, ngọt thanh thân thiện. Quế, ấm áp nồng hậu. Vani, thơm ngọt dễ thương. Mùi hương của chuối chín là chủ đạo với một chút quế và vani. Cả ba không hề ganh đua, lấn át hay chọi nhau mà lại khiêm tốn, nâng đỡ nhau. Ba thứ kết hợp lại, bạn không thể nào chê được. Cũng như bạn không thể nào ghét một ai đó dễ thương, thân thiện và nồng hậu với mình.

Khi bánh nướng được tầm 30 phút, mùi hương đặc trưng của nó len lỏi qua cửa lò rồi dạo chơi trong bầu không khí. Và đương nhiên, nó sẽ không ngại mà ghé ngang mũi bạn. Nhớ hít thật sâu vào để không bỏ phí nó. Nếu bụng đang đói thì nhớ tạm lót dạ với gì cái đó để tránh không kiềm chế được mà mở cửa lò vẹo trước một miếng để ăn.

Và khi ăn, cái hương vị đặc trưng đó lại ghé lại trong vòm miệng rồi tới cổ họng, thơm thơm ấm ấm rất dễ chịu. À, nhớ ăn bốc để ngón tay cũng thơm lây!

Nói về hương vị. Chắc đây là cách mà cái bánh bình dị, thô sơ này gây ấn tượng với bạn. Nó không có ngoại hình mướt như các loại Cake nhưng lại được ông Trời công bằng cho nó hương vị rất đặc biệt. Nó cũng không thích gồng mình để được chú ý với kem, bơ, hoa lá hẹ… Có lẽ vì nó thích để người ta ngửi và ăn hơn là ngắm nó. Hương và vị gây ấn tượng sâu đậm hơn là hình ảnh. Chỉ cần bạn ngửi thoáng một mùi hương hay đầu lưỡi bạn chạm vào một món gì đó quen thuộc thì trong đầu bạn sẽ dựng lại một thước phim sống động về một kỷ niệm hay một người nào đó gắn liền với hương vị đó.

IMG_2358c

Sau lần đầu tiên thử làm và ăn Banana Bread thì hoàn toàn bị đổ bởi ấn tượng nó để lại nên đã tiếp tục lao vào làm thêm 2 lần nữa. Đầu tiên, mình bám theo công thức từ Joy of Baking. Sau đó, mình điều chỉnh lại rồi làm liều, cho thêm rượu Rhum vào bánh như Pastry Affair. Và cuối cùng có được công thức vừa ý!

Banana Bread là một loại Quick Bread, làm theo phương pháp Muffin rất nhanh, đơn giản và dễ nhớ: chỉ cần trộn đều các nguyên liệu khô thành 1 phần, các nguyên liệu ướt thành 1 phần, và trộn 2 phần nguyên liệu khô – ướt lại với nhau.

Tuy nhiên, có những điểm kỹ thuật quan trọng cần lưu ý như sau :

1 – Bột mì cần phải được sàng bằng rây để loại bỏ sạn có thể lẫn vào trong khâu sản xuất, và quan trọng là giúp bột được mịn hơn. Bạn để ý, khi mở gói bột ra, bạn sẽ luôn thấy bột bị vón lại thành những viên lớn bé, không được mịn đều. Nếu không được đánh tan trong lúc trộn bột, những viên bột đó sẽ không được nướng chín cùng với bánh và đương nhiên sẽ phá hủy công sức của bạn. Nhỏ nhưng tụi nó có võ. Hơn nữa, với loại bánh được trộn theo phương pháp Muffin: trộn bột phải nhanh – đều, việc làm mịn bột trước khi trộn với các nguyên liệu ướt là rất quan trọng vì nó tiết kiệm thời gian trộn bột mà vẫn đảm bảo bột được trộn đều.

2 – Đường, muối, bột quế, và baking powder, baking soda phải được trộn đều với bột mì để đảm bảo bánh có vị đồng nhất và nở đều, không có những lỗ hổng lớn bên trong.

3 – Trứng gà chỉ cần được đánh nhẹ, không cần đánh mạnh và bông lên vì bánh này không cần tới cấu trúc xốp, nhẹ như các loại Cake.

4 – Bơ sau khi đun nóng chảy phải để nguội, tránh làm chín trứng khi trộn.

5 – Khi trộn 2 phần nguyên liệu khô – ướt, chỉ cần trộn đến khi nào bột được làm ướt đều. Bột chắc chắn không thể mịn đều như bột bánh bông lan. Nếu trộn quá kĩ và lâu, bánh sẽ bị chai, không nở như ý muốn do baking soda và baking powder bị giảm khả năng làm nở bánh trong lò. Vì một khi gặp nước hoặc hơi ẩm, 2 loại bột nở này sẽ được kích hoạt, bắt đầu phát huy tác dụng làm nở ngay. Hay nói cách khác, khi bạn bắt đầu trộn các nguyên liệu khô với các nguyên liệu ướt, khí CO2 đã bắt đầu thoát ra từ 2 loại bột nở, góp phần làm nở bánh. Tuy nhiên, trộn càng lâu khí CO2 thoát ra càng nhiều, đến khi cho vào lò thì bột nở rất yếu.

Vậy nên bạn có thể chuẩn bị sẵn 2 phần nguyên liệu khô – ướt và để riêng, đến khi cần nướng thì hẵng trộn lại với nhau.

6 – Ngay sau khi trộn xong, bột phải được đổ vào khuôn và đem vào lò nướng. Bột để càng lâu bên ngoài thì nở càng yếu khi cho vào lò.

7 – Khuôn cần được phết bơ hoặc lót giấy nến để dễ lấy bánh ra. Nên thực hiện bước này trước khi tiến hành trộn 2 phần nguyên liệu khô – ướt với nhau để rút ngắn thời gian để bột bên ngoài.

8 – Lò phải được bật trước khi nướng ít nhất 10 phút vì để bột trong lò chưa được làm nóng cũng giống như để bột bên ngoài. Hơi nước và nhiệt độ trong lò làm giãn nở khí hơi, giúp mẻ bột nở nhanh hơn, đồng thời làm chín bột (chuyển bột từ thể lỏng sang thể rắn) và hình thành cấu trúc của bánh.

Công thức cho 2 ổ bánh 15×7 cm như sau:

Nguyên liệu khô:

240 g Bột mì đa dụng, sàng qua rây

1 teaspoon Baking powder

¼ teaspoon Baking soda

135-150 g Đường (tùy khẩu vị)

¼ teaspoon Muối

1 teaspoon Bột quế

Nguyên liệu ướt:

2 trái Trứng gà lớn, đánh nhẹ

3 trái Chuối chín, lớn, nghiền nát (có thể dùng nĩa để nghiền)

130 g Bơ lạt, nấu nóng chảy, để nguội

1 tablespoon Sữa tươi nguyên kem không đường

1 teaspoon Chiết xuất vanilla

½ – 1 tablespoon Rượu Rhum (không bắt buộc)

Cách làm gồm 4 bước chính như sau:

1 – Trộn kỹ bột mì (đã được sàng qua rây) với các nguyên liệu khô còn lại, để riêng 1 bên.

IMG_2228aIMG_2229a

2 – Trộn đều chuối (đã được nghiền nát), bơ (đã được đun chảy và để nguội), trứng gà (đã được đánh nhẹ) với các nguyên liệu ướt còn lại.

IMG_2244aIMG_2247a

3 – Đổ phần nguyên liệu ướt vào phần nguyên liệu khô và chỉ trộn đến khi bột ướt đều.

IMG_2248aIMG_2251a

Ngay sau khi trộn xong, đổ bột vào 2/3 khuôn (đã được phết bơ hoặc lót giấy nến) và đem vào lò nướng (đã được bật trước ít nhất 10 phút).

4 – Nướng với nhiệt độ 180°C. Sau 50 phút bánh sẽ chín hẳn, bề mặt hơi vàng. Nướng thêm cho đến khi bánh có màu như ý muốn.

Bánh khi còn ấm ăn rất mềm, ẩm và ngon. Sau khi bánh nguội bớt, dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, không cần để tủ lạnh, có thể giữ được khoảng 5 ngày.

Đến đây mình sẽ giải thích vì sao lại cho thêm rượu Rhum vào bánh (không phải mình là bợm rượu đâu). Bánh để qua 1 đêm sẽ dậy lên hương rượu Rhum, kết hợp với chuối, quế và vani tạo ra hương vị rất đặc biệt. Hơn nữa, bánh có vẻ mềm, ẩm hơn khi có rượu, dù đã để qua ngày. Bạn đừng lo bị say, vì chỉ dùng 1 lượng rất nhỏ và khi nướng bánh, cồn đã bay hơi bớt, chỉ còn lại mùi thơm đặc trưng của rượu Rhum.

Loại bánh này rất đáng để bạn thử làm. Và thử ăn nữa!

Chả có gì là cầu kì, khó chịu với loại bánh này. Nó đơn sơ, dễ chịu từ lúc chuẩn bị, lúc nướng trong lò, lúc thưởng thức và cho tới lúc bảo quản!

Nhưng ấn tượng để lại thì không mờ nhạt chút nào.

IMG_2355c

Làm Quen Với Banana Bread

Công thức và cách làm

Tạm chia tay Cake trau chuốttinh xảo để đến với Quick Bread giản đơnbộc trực. Một trải nghiệm rất dễ chịu. Bạn sẽ chả bao giờ buồn dè dặt, hoài nghi trước những con người thô sơ, bình dị. Họ mở lòng bạn ra từ lúc nào không biết.

IMG_2206b

Banana Bread thuộc dòng dõi Quick Bread. Quick Bread – đúng như tên gọi – làm rất nhanh, gọn và dễ. Gọi là Bread nhưng không cần đến men bánh mì cùng với công đoạn ủ bột lâu như một giấc ngủ đêm. Bột được trộn theo phong cách Muffin: tất cả nguyên liệu dạng nước trộn lại với nhau rồi đổ ụp vào các nguyên liệu khô đã được ray và trộn đều; trộn nhanh tay rồi đem vào lò nướng ngay tức khắc! Bột trộn quá kỹ hay để ở ngoài lâu sẽ làm bánh bị chai. Nhanh, ngay, và luôn, nếu không muốn dùng bánh ném bể đầu một ai đó ;))

À, phải nói thêm, tuy thời gian chuẩn bị khá nhanh, thời gian nướng sẽ hơi lâu – hơn 50 phút. Nhưng trong thời gian chờ bánh chín vàng, bạn có thể vừa làm việc riêng của mình vừa ngửi được mùi bánh nướng, nên bảo đảm không có gì vất vả đâu. Trừ khi bạn đang đói :))

Nói về hương vị. Chắc đây là cách mà cái bánh bình dị, thô sơ này gây ấn tượng với bạn. Nó không có ngoại hình mướt như các loại Cake nhưng lại được ông Trời công bằng cho nó hương vị rất đặc biệt. Nó cũng không thích gồng mình để được chú ý với kem, bơ, hoa lá hẹ… Có lẽ vì nó thích để người ta ngửi và ăn hơn là ngắm nó. Hương và vị gây ấn tượng sâu đậm hơn là hình ảnh. Chỉ cần bạn ngửi thoáng một mùi hương hay đầu lưỡi bạn chạm vào một món gì đó quen thuộc thì trong đầu bạn sẽ dựng lại một thước phim sống động về một kỷ niệm hay một người nào đó gắn liền với hương vị đó.

Bạn có thể mượn chiêu này để gây thương nhớ với người khác. Kiểu forget me not. Rất lợi hại :))

Nhưng hương vị gì lại đặc biệt vậy?

Chuối chín. Quế. Vani. Hãy thử tưởng tượng. Chuối, ngọt thanh thân thiện. Quế, ấm áp nồng hậu. Vani, thơm ngọt dễ thương. Mùi hương của chuối là chủ đạo với một chút quế và vani. Cả ba không hề ganh đua, lấn át hay chọi nhau mà lại khiêm tốn, nâng đỡ nhau. Ba thứ kết hợp lại, bạn không thể nào chê được. Cũng như bạn không thể nào ghét một ai đó dễ thương, thân thiện và nồng hậu với mình.

Khi bánh nướng được tầm 30 phút, mùi hương đặc trưng của nó len lỏi qua cửa lò rồi dạo chơi trong bầu không khí. Và đương nhiên, nó sẽ không ngại mà ghé ngang mũi bạn. Nhớ hít thật sâu vào để không bỏ phí nó. Nếu bụng đang đói thì nhớ tạm lót dạ với gì cái đó để tránh không kiềm chế được mà mở cửa lò vẹo trước một miếng để ăn.

Khi ngửi thấy mùi thơm của bánh, bạn biết bạn chỉ cần kiên nhẫn thêm khoảng 20 phút nữa thôi. Đó là lúc bánh ở giai đoạn vừa chín tới, khi mà bơ tan chảy và giải thoát khí gas mang theo mùi hương. Bạn chỉ cần chờ cho bề mặt bánh khô hẳn lại, xuất hiện những rãnh nứt và có màu vàng nâu là bạn sẽ thấy chờ đợi là hạnh phúc 🙂

IMG_2212a

Như đã nói, bánh này không được mướt như bánh Cake. Bên ngoài nhìn gồ ghề, thô ráp với vài rạch nứt to, không láng mịn như bánh Cake. Cắt bánh ra thì thấy những cái hang không được nhỏ li ti tinh xảo như bánh Cake, vụn bánh thì to hơn. Nhưng cái gì cũng có cái hay riêng của nó. Nếu không có phần bề mặt nâu nâu giòn giòn đó thì bánh ăn rất chán. Ai chê thì cứ bóc cái lớp ngoài đó ra, mình thầu cho haha. Bên trong bánh ẩm vừa đủ, ăn không nghẹn như khi ăn bông lan. Và khi ăn, cái hương vị đặc trưng đó lại ghé lại trong vòm miệng rồi tới cổ họng, thơm thơm ấm ấm rất dễ chịu. À, nhớ ăn bốc để ngón tay cũng thơm lây!

Nếu ăn không hết một lúc, bạn có thể dùng màng bọc thực phẩm bọc kỹ lại. Bánh không cần phải được giữ lạnh. Bảo quản tốt thì để cả tuần ăn vẫn ngon. Bạn có thể để dành cho những buổi sáng gấp gáp, những buổi xế chiều buồn miệng. Hay bất cứ lúc nào có cảm giác muốn ăn chỉ để lấp đầy khoảng trống nào đó…

IMG_2215b

Chả có gì là cầu kì, khó chịu với loại bánh này. Nó đơn sơ, dễ chịu từ lúc chuẩn bị, lúc nướng trong lò, lúc thưởng thức và cho tới lúc bảo quản!

Nhưng ấn tượng để lại thì không mờ nhạt chút nào.

Điều Thôi Thúc

Không làm thì thôi. Đã làm là phải làm cho ra môn ra khoai. Mà để làm cho ra môn ra khoai thì nhất định, bạn phải bị thôi thúc mãnh liệt bởi một điều gì đó! Ít nhất là một.

Để xem… đối với mình, đầu tiên là sự tò mò, muốn thử xem mình có làm được như người ta không. Chuyện gì cũng vậy, bạn phải thử rồi mới biết, đúng không? Vào năm 2012, mình tình cờ chuyển kênh thấy, từ đó thích thú và theo dõi MasterChef US season 2 được chiếu lại trên kênh StarWorld. Phải nói, chương trình này có tính tra tấn rất cao, nếu bạn thuộc kiểu người quan tâm đến ngoại hình, muốn có dáng người vừa vặn thon thả. Chắc bạn hiểu ý mình hahaha… Mình bị thôi miên khi xem các thí sinh trổ tài. Đặc biệt khi đến màn giám khảo thử và nhận xét, đánh giá các món ăn của thí sinh, mình thèm đến chảy nước miếng. Chắc chắn là 3 ông giám khảo này đang làm một công việc tuyệt vời nhất thế giới: vừa có tiền, vừa có tiếng, đã oai lại còn rất sướng! Sướng là vì được nếm đủ các món của các thí sinh (món ngon và lạ chắc vẫn nhiều hơn những món thảm họa hay tầm thường). Mà trong các món để thi thố, mình đặc biệt thèm các món bánh. Cứ mỗi lần xem tới cảnh giám khảo ăn thử bánh của thí sinh là mình chỉ muốn lao vào cái tivi như thể mình sẽ chui được vào cái show đó, giành lấy phần bánh còn lại và ăn ngấu nghiến! Trời đất, tưởng tượng đi! Nếu là bánh cake, khi xắn miếng bánh ra, miếng bánh sẽ mềm xốp đến mức bung lên lại. Còn bánh tart thì giòn rụm, phần rìa cố tình cháy với màu vàng nâu quyến rũ. Với soufflé, bạn sẽ được chiêm ngưỡng sự tuôn trào ngoạn ngục của phần nhân khi xấn miếng bánh ra. Trong show này, các món tráng miệng nói chung và bánh nói riêng xuất hiện rất ít so với các món mặn, món chính. Tuy vậy, nó cũng đã khơi dậy ở mình sự thèm muốn, tò mò muốn làm thử. Mình thích và muốn làm thử bánh hơn các món khác có lẽ vì ngay từ nhỏ, mình đã thể hiện thiên hướng thích quậy bột haha. Hơn nữa, mình cảm thấy làm bánh cho mình cảm giác dễ chịu, vui vẻ, hay ho hơn. Vì mua nguyên liệu dễ hơn, quậy – nhào bột vui hơn, và được nhìn thấy bánh nở từ từ ở trong lò cùng với mùi thơm nức mũi cũng là một điều thần kỳ, ảo diệu hơn! Vậy là mình quyết định mua đồ và làm thử. Không thử sao biết!

559274_270689353035537_1093553354_n403982_270689499702189_1448675191_n185835_270689633035509_664242397_n

Lần làm bánh đầu tiên, mình chọn Cupcake. Kết quả: bánh còn quá nặng và còn tanh mùi trứng. Tuy nhiên, mình không coi đó là quá tệ, là thất bại. Chỉ là nó chưa được như mình mong đợi. Mà mình thì mong đợi cao như ông giám khảo MasterChef. Thiệt tình thì đến bây giờ mình vẫn chưa một lần ra ngoài tiệm bánh để bỏ tiền ra mua một cái Cupcake ăn thử nên không biết bánh nó phải thế nào mới là đúng, là ngon. Vậy nên mình chỉ biết lấy lời phê bình từ ông giám khảo đó mà làm chuẩn. Chưa đạt chuẩn nhưng mừng là không có cái bánh nào bay vào thùng rác! Bà Nội với các bà Dì thì bảo còn hơi tanh trứng nhưng ăn được. Mẹ thì bĩu môi nói làm chi cho mệt xác, ra ngoài mua về ăn cho rồi nhưng vẫn ăn mấy cái. Còn mình thì đương nhiên là ăn nhiều nhất! Đó giờ mình luôn ăn sạch sẽ tác phẩm của mình, bất kể ngon dở thế nào. Dở thì ăn để nhớ đời, hay cho đỡ tức! (Bởi vậy, mình siêng vận động, tập thể thao lắm haha.) Lần đầu chưa thành công, đã vậy còn rất mệt xác như lời Mẹ nói nhưng mình cảm thấy khá thỏa mãn vì cũng đã thử điều mình muốn. Cho đến lúc đó, việc làm bánh đối với mình như một chuyến phiêu lưu, một trải nghiệm mới mẻ, hay ho. Mình không thấy nản. Mình muốn thử lần hai, lần ba,…

Nãy giờ mình chỉ mới huyên thuyên về điều đã thôi thúc mình thử làm bánh lần đầu tiên. Vậy thì cái gì thôi thúc mình tiếp tục làm bánh cho đến bây giờ (dù nhiều lần chưa đạt chuẩn và rất mệt xác)? Tính đến nay cũng đã gần 2 năm. Trong suốt 2 năm đó, đương nhiên không phải ngày nào mình cũng làm bánh, luyện tay nghề. Có những khoảng thời gian mà 1 – 2 tháng mình không đụng đến bột, bơ, trứng, đường. Có những lúc mình nghĩ chắc mình chỉ vui chơi qua đường với cái sở thích này. Trên đời, có rất nhiều thứ, nhiều người đến để rồi đi mà! Thậm chí bây giờ khi đã xác định là mình nghiêm túc với nó, thi thoảng mình vẫn lan man nghĩ có khi nào sau này, mình sẽ không làm bánh nữa?! Và rồi cái cảm giác chưng hửng lại gợn lên, hơi khó chịu. Không phải vô cớ mà mình lan man như vậy. Mình làm bánh đầu tiên như một sở thích, sau đó thích đến nỗi mình dự định sau này khi thuận tiện mình sẽ kinh doanh online với nó, ngon hơn thì mở một tiệm bánh nhỏ! Nhưng mình không thể tập trung hoàn toàn vào nó. Mình đang học Marketing, sắp ra trường. Mình còn dự định lấy thêm chứng chỉ TESOL để sau này dạy thêm Anh Văn. Mình còn có nhiều thứ ưu tiên khác, nhiều lựa chọn khác mà mình ôm đồm muốn thử! Mình chỉ sợ khi dấn thân vào những thứ kia, mình sẽ không đam mê làm bánh nữa. Bạn có thể nói sao lại phức tạp hóa mọi thứ như vậy, mình vẫn có thể làm bánh chơi khi rảnh mà! Nhưng với mình, khi đã xác định nghiêm túc với ai, với cái gì thì một là CÓ, hai là KHÔNG GÌ CẢ! Mình nghiêm túc với việc làm bánh đến mức đó. Khi đã không dành thời gian và cái tâm cho nó thì làm bánh còn ý nghĩa gì nữa? Mà nếu chỉ làm chơi thì mình không làm, vì rất tốn kém và mệt xác!

Tuy bị chi phối bởi nhiều thứ, đến nay mình vẫn dành cái tâm cho việc làm bánh. Nhờ những điều thôi thúc khác mà hình như ông Trời dùng nó để thử mình! Cuối năm ngoái, đang quay cuồng với thi cử, cứ tưởng còn lâu mới thảnh thơi để làm bánh thì đùng một cái, ông Trời quăng ra trước mắt mình một cơ hội làm bánh ở một đẳng cấp khác: làm bánh để có điểm thi cuối kì, và có chút tiền nữa! Chuyện là chuyên ngành Marketing trường mình cho sinh viên tự tổ chức 1 event tên MDay để dựa vào đó đánh giá năng lực thay cho bài thi cuối kỳ 3 môn: Brand Management, Customer Behaviors và IMC. Trong event này, mỗi nhóm sinh viên phải dựng 1 gian hàng bán 1 sản phẩm / dịch vụ bất kì. Mấy đứa bạn trong nhóm biết mình thích làm bánh, hơn nữa bán bánh trong dịp gần Noel cũng thích hợp nên nhóm quyết định bán Cupcake! Vậy là lại có một điều thôi thúc mình phải làm bánh ngon hơn để có điểm, và có tiền haha. Trong vài ba ngày, mình tập trung luyện rất nhiều và cuối cùng cho ra mẻ bánh Cupcake hoàn hảo để có thể tự tin đem đi làm sample cho mấy đứa bạn duyệt.

IMG_1430IMG_1434

IMG_1436

Gần 3 giờ đêm hôm đó, sau khi làm thành công, mình đã hí hửng chụp hình thành quả, post Facebook để khoe.

Từ 11 giờ tới 2 giờ. Đong đếm, đánh bơ đường trứng, trộn bột, đổ vào khuôn, nướng, vừa rửa chén vừa canh bánh. Cứ quần quần với cái quy trình như vậy 3 lần cho ra 3 mẻ bánh, mỗi mẻ 6 cái @@ Không phải kể khổ đâu… Mà khổ thiệt áh 😦 Nhưng mỗi lần cái lò nó “ting” 1 cái, mở ra thấy các em nó tròn trịa, đầy đặn, thơm phức… là tui dzui sướng 🙂

Lần này làm ưng nhất em Cocoa ❤ Red Velvet thì màu còn sậm quá! Nhớ là cho có tí bột cacao thôi mà 😦 Ko dám cho màu đỏ nhiều vì sợ đắng :-s Còn em vàng vàng kia, đáng lẽ ra ẻm là Vanilla nhưng tui quên cho vani vô, nên chắc gọi ẻm là bé Bơ :v Ẻm còn không được nở nang như 2 em kia 😦 Mà thôi, ko bị tanh trứng lắm nên an ủi phần nào :-p

Nói chung là, tui chưa hài lòng, nên tui sẽ còn mần tiếp 😐

Làm bánh mệt nhưng vui vui. Giờ tui chỉ cần hoặc là cái lò to gấp 2-3 để tui nướng được nhiều cái hơn trong 1 lúc; hoặc là 1 người ở dưới bếp, ko nói năng, ý kiến, hỏi han gì hết, chỉ có việc đứng đó, thấy tui bày ra cái gì là rửa dọn cho tui cái đó. Vậy thôi, là tui có thể nướng bánh cả ngày :v

Thâu, đi tắm :3

Vì vài lý do trong khâu tổ chức, nhóm mình đổi ý không bán Cupcake nữa. Nhưng cũng nhờ dịp này mà Cupcake của mình đạt chuẩn, còn được vài đứa bạn hỏi công thức.

Đặc biệt hơn, mình được đứa bạn tin tưởng nhờ vả, giúp nó làm bánh tặng người yêu. Và đây, Red Velvet sexy!

1474572_1391954711050140_811355318_n1456033_1391954647716813_1143362591_n

Vui hơn nữa, mình nhận được order đầu tiên: 10 Cupcake: 2 Vanilla, 4 Cocoa, 4 Red Velvet! Order này là từ một thằng bạn khá thân từ hồi Cấp 3. Nhưng nó cũng khó tính lắm. Nên vẫn được tính, đúng không? Haha. Sau đó nó đã order giùm bạn thêm 10 cái nữa. Và gần đây nhất là 1 ổ bánh sinh nhật mừng Thôi Nôi cho Cháu nó!

IMG_1441

Sau mấy lần khoe hình bánh trái trên Facebook, một người bạn Đại học cũng đã order ủng hộ một lúc 24 Cupcake cỡ mini: 6 Cocoa, 6 Coffee, 6 Vanilla Chips, 6 Yoghurt Passion Fruit.

IMG_2194IMG_2191

Nhờ những order đó và cả những feedback mà mình đã có cơ hội tập tành để bánh càng ngon hơn, ngon hơn. Đến giờ thì mình tin là mình master chuẩn Cupcake rồi. Việc còn lại là sáng tạo!

Nãy giờ huyên thuyên cũng khá mỏi tay rồi! Nhìn lại thấy ngoài thiên hướng thích quậy bột từ nhỏ, mình có duyên nợ với bánh trái quá! Vô tình chuyển đến kênh StarWorld đang chiếu lại MasterChef. MDay. Order từ bạn bè. Những điều này xảy đến thiệt tự nhiên, thôi thúc mình bắt đầu và gắn bó với việc làm bánh.

Nhưng nếu mình không đam mê và có tâm với nó, liệu mình có theo nó cho đến bây giờ không?

Vậy mình xin đính chính lại điều đã nói khi mở đầu để kết thúc bài blog: Để làm cho ra môn ra khoai một việc thì nhất định, bạn phải bị thôi thúc mãnh liệt bởi một điều gì đó. Điều đó có thể do duyên số đem lại cho bạn. Hoặc có thể điều đó nằm trong chính bản thân bạn. Đam mê và cái tâm.

IMG_2130

Cảm Ơn

ins

Source: facebook.com/itsthehappypage

Đã nung nấu ý định có riêng cho mình một cái blog về bánh trái cũng khá lâu, kể từ khi bắt đầu mi quan h nghiêm túc với việc làm bánh. Cũng hơn một năm rồi. Vậy mà tới giờ mới lọ mọ type những dòng đầu tiên cho bài blog đầu tiên. Đâu cũng do cái tật cầu toàn đâm ra cứ trì hoãn với ý nghĩ đ khi nào tt hơn đã! Từ tt có nghĩa thay đổi linh hoạt cho nhiều trường hợp khác nhau nhưng có thể hiểu chung là: mọi thứ ở trạng thái sẵn sàng, không hẳn là tốt nhất nhưng phải trên mức trung bình (một tí xíu). Uhm, bây giờ thì mình sẵn sàng rồi!

Quyết định viết blog là chuyện mình phải cân nhắc nhưng tất nhiên, phải có hứng nữa! Và nếu không có hứng thì cái bệnh cầu toàn sẽ lại có dịp hành mình khi phải quyết định viết về cái gì cho bài blog đầu tiên! (Thấy chưa, nếu bạn đơn giản chỉ nghe theo cảm tính thì mọi chuyện dễ chịu hơn nhiều!)

Trước giờ mình đã ghé qua khá nhiều căn bếp của nhiều home baker lẫn professional baker. Trời ơi, cả một thế giới rộng lớn với quá nhiều người tài giỏi! Hàng ngàn công thức từ cơ bản tới phá cách, cách hướng dẫn tận tâm, những mẹo nhỏ nhưng có võ – là kinh nghiệm mà chỉ có làm thật nhiều mới rút ra được, bao la các loại nguyên liệu thần kỳ (đối với một đứa mới tự học làm bánh như mình), các dụng cụ làm bánh nhìn thích mê, các kiểu chén đĩa độc đáo cùng với cách bài trí đẹp mê hồn trận, những shot hình cho thấy rõ từng lớp bánh, những màu sắc cám dỗ chết người… cả những câu chuyện, trải nghiệm đời thường được chia sẻ qua từng công thức bánh! Bước vào những căn bếp o như vậy, mình thi thoảng còn ngửi được mùi bánh nướng nữa! Và mình thề là mình thèm đến chảy nước miếng! Mình chắc chắn chưa dám tự xưng là home baker. Và nếu có ai đó gọi mình như vậy thì mình sẽ xem đó là sự mỉa mai dễ chịu nhất! Nhưng với cố gắng của bản thân, mình rất, rất mong đến lúc mình có thể tự tin gọi mình là một home baker đàng hoàng. Trong hành trình thơm nc mũi đó, ngoài sự thèm muốn và nghiêm túc của bản thân, mình luôn cần những nguồn cảm hứng!

Bài blog đầu tiên này ra đời chính là nhờ cảm hứng truyền từ những con người tuyệt vời đó! Đọc những bài blog hay, dí dỏm về bánh trái, ngẩn ngơ trước những shot hình của những người mẫu sexy là những chiếc bánh mới ra lò và chăm chú theo dõi từng thao tác phù phép những thứ nguyên liệu quen thuộc thành những kit tác ngh thut có thể ăn được… Và mình chỉ muốn bắt tay vào làm ngay một cái gì đó để lưu giữ và chia sẻ trải nghiệm của chính mình trong hành trình trở thành professional home baker! Vậy là quyết định bon chen vào cộng đồng blogger đông đúc!

Mình muốn bài blog đầu tiên này là lời cám ơn tới những nguồn cảm hứng đó!

THANK YOU SO MUCH FOR BEING MY INSPIRATIONS !!!

Stephanie Jaworski

Joy Wilson

Kristin Rosenau

Laura Vitale

Bruno Albouze

Bên cạnh những nguồn cảm hứng, mình cũng cần những bài học mà mình có thể tin tưởng hoàn toàn vào nó. Đó là những cuốn sách được viết bởi những người thy:

Professional Baking by Wayne Gisslen

How Baking Works by Paula Figoni

Baked Products – Science, Technology and Practice by Stanley P. Cauvain and Linda S. Young

Understanding Baking – The Art and Science of Baking by Joseph Amendola and Nicole Rees

Cakes and Bakes (published by Parragon Books Ltd, unknown authors)

Professional Baking. Thật sự cảm thấy may mắn vì đã bắt đầu hành trình với cuốn sách này. Người làm theo cảm hứng chưa chắc là kẻ liều lĩnh. Mình luôn lựa chọn sự an toàn, chắc chắn từ những quy củ, nguyên tắc căn bản! Bên cạnh những kiến thức lợi hại, mình cám ơn tác giả vì hai chuyện.

Thứ nhất, cuốn sách đã đem lại cho mình sự tự tin. Nhiều người khi bắt đầu học làm bánh chắc hẳn sẽ phải tham khảo vô vàn những công thức trên mạng và từ nhiều nguồn sách vở khác. Cùng một loại bánh nhưng không công thức nào giống công thức nào! Không ít thì nhiều, vẫn luôn có sự khác nhau giữa các công thức khiến bạn phải bối rối tự hỏi không biết nên tin theo cái nào. Ban đầu, bạn thường chưa có khái niệm gì nhiều về bản chất – cách hoạt động của các loại nguyên liệu cũng như quá trình làm bánh. Do đó, bạn sẽ tốn nhiều thời gian cho sự lựa chọn hên xui của mình. Những công thức từ cuốn sách này được xem là chuẩn mực. Bạn có thể tự tin bắt đầu với nó. Hơn nữa, khi tìm hiểu kha khá những vấn đề quan trọng của việc làm bánh được trình bày với hệ thống logic dễ hiểu (đương nhiên, vì đây là sách giáo khoa cho những ai theo học ở các trường ẩm thực), bạn sẽ có manh mi để hiểu được tại sao phải là bằng này nguyên liệu chứ không phải ít hơn hay nhiều hơn. Và cùng với kinh nghiệm bản thân, dần dần tự bạn sẽ ng ra công thức như thế nào sẽ phù hợp với mình,…và với bếp nhà mình! (Vì công thức bánh thay đổi tùy theo khẩu vị cá nhân, chất lượng nguyên liệu, nhiệt độ bên ngoài, bla bla bla…) Sự tự tin này ngoài tiết kiệm khá nhiều thời gian cho bạn, nó sẽ làm nn cho bạn tung tăng vùng vẫy với các loại bánh phá cách của mình.

Thứ hai, nó tạo cho mình thái độ cực kỳ nghiêm túc đối với việc làm bánh. Qua cuốn sách, mình hiểu ra không hề có chuyện bạn tung tăng đùa giỡn trong bếp, vui vẻ vấy bột lên mặt và quần áo, trộn tất cả mọi thứ lại với nhau, tống vào lò rồi tích tắc, ra một mẻ bánh xinh xắn thơm nức mũi! (À, mình không đề cập đến trường hợp bạn quá rảnh rỗi và không biết xài tiền như thế nào nha haha!) Đúng là bánh nói chung và ẩm thực nói riêng là một nghệ thuật. Mà nghệ thuật thì phải có sự bay bổng, phá cách. Nhưng để nghệ thuật có thể ăn được thì phải bắt đầu từ những nguyên tắc căn bản. Hay nói cách khác, làm bánh là một bộ môn khoa học đòi hỏi sự chính xác đến khó chịu. Phải thật tỉ mẫn và kiên nhẫn đối với nó! Bánh phải ngon – hay ít nhất là ăn được – rồi mới cần tới đẹp!

Bên cạnh người Thầy tuyệt vời được tung hô ở trên, mình còn tìm đến những cuốn sách khác: How Baking Works; Baked Products – Science, Technology and Practice; Understanding Baking – The Art and Science of Baking; Cakes and Bakes.

Mình chỉ mới xem vài trang trong How Baking Works nhưng thấy nó là minh chứng rõ ràng cho lời mình nói: Làm bánh là một bộ môn Khoa học! Cũng những nguyên tắc căn bản như trong Professional Baking (cuốn này còn có hình minh họa rất đẹp mắt) nhưng nó lại diễn giải rất chi tiết và có thể nói là khô như ngói so với cuốn Professional Baking. Và vì đặc tính khô khan của cuốn sách, bạn sẽ có thể chỉ tâm đắc với nó khi gặp rắc rối trong lúc làm bánh và quyết tâm hóa giải lời nguyền! Bạn sẽ dễ dàng ngáp ngắn ngáp dài với nó nếu bạn không cảm thấy bứt rứt, ăn không ngon ngủ không yên vì một uẩn khúc nào đó khiến bánh của bạn không được như mong muốn. Nhưng chắc chắn cuốn sách sẽ thông mọi sự tắc nghẽn! Nghe hơi đau, nhưng thiệt, bạn phải chịu khó đọc mới ngộ ra được vấn đề!

Những cuốn còn lại mình chưa có dịp đọc… Mà cũng không biết đến khi đọc hết rồi mình đã tự tin xưng là baker chưa ?

Thôi thì cứ phải tiếp tục cuộc hành trình đã!

kits

Source: Internet